(¯`°•†126 Online †•°´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chương 8: Đạo Đức Doanh Nghiệp

Go down

Chương 8: Đạo Đức Doanh Nghiệp Empty Chương 8: Đạo Đức Doanh Nghiệp

Bài gửi by handoi0702 Thu Sep 17, 2009 5:37 pm

Câu hỏi Thảo Luận (trên Diễn Đàn)

Bạn nghĩ thế nào về tôn chỉ hoạt động doanh nghiệp sau: "kiếm lời tối đa một cách hợp pháp"?
I. Dẫn nhập

Xì-căng-đan Enron xảy ra cuối năm 2001 quả là một cú "sốc" đánh mạnh không những vào nền kinh tế của Mỹ, vào niềm tin của giới tiêu thụ, mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến các thị trường trên toàn thế giới. Nên nhớ rằng chỉ mấy tháng trước khi nội vụ bị vỡ lở, Enron có mức doanh thu là $50,1 tỷ USD, tăng gấp ba lần năm trước. Khi nội vụ Enron gian lận, khai gian trong sổ sách bị khui ra, giá trị cổ phiếu của Enron từ $90 USD rơi xuống chỉ còn vài xu. Ai ai cũng lắc đầu và đặt câu hỏi: "Làm sao mà chuyện này có thể xảy ra được?" Không những thế, cũng như trong bất kỳ tội phạm nào khác, ngoài thủ phạm chính còn có tòng phạm (Take 2 to Tango), và tòng phạm của Enron trong vụ này là công ty kế toán và kiểm toán Arthur Andersen, một trong 5 công ty kế toán lớn nhất thế giới. Enron và Arthur Andersen là thí dụ điển hình ở tầm vóc quốc tế về sự nghiêm trọng của việc vi phạm đạo đức doanh nghiệp. Cả hai công ty đều có bề dày lịch sử và thành tích chứng minh cho uy tín của họ - Enron được thành lập năm 1931, Arthur Andersen được thành lập năm 1913 - thế mà cả hai đều bị tiêu hủy chỉ vì lòng tham và gian dối của những người lãnh đạo. James Madison đã viết: con người bị chi phối bởi hai niềm đam mê, đó là tham vọng quyền lực và tham tiền.[1] Và đó là bản chất con người, nhất là những người làm thương mại là những người làm việc vì lợi nhuận. Nhưng ai trong chúng ta cũng biết là không thể thả lỏng con người cho tham vọng quyền lực và tham lam tiền bạc, và đó là một cuộc đấu tranh đạo lý xảy ra liên tục, giữa cái phải, cái đúng và cái lợi.
II. Đạo dức doanh nghiệp là gì?

Đạo đức doanh nghiệp, cũng giống như đạo đức của một con người, là sự áp dụng các giá trị đạo đức (tốt/xấu, đúng/sai), trách nhiệm và bổn phận trong cách hành xử của doanh nghiệp, từ Ban Quản trị cao nhất đặt ra định hướng chiến lược đến các ban, ngành khác nhau, và mỗi nhân viên của doanh nghiệp. Đạo đức Doanh nghiệp liên quan đến hành vi của từng nhân viên (cá nhân), cũng như của toàn doanh nghiệp (tập thể). Đạo đức Doanh nghiệp còn cao hơn các yêu cầu của pháp luật vì rất nhiều khi một hành động được coi là hợp pháp, nhưng lại không hợp đạo lý. Đạo đức, nói chung, gồm 2 phần. Thứ nhất là phân biệt được cái gì là đúng, cái gì là sai; thứ hai là ý chí để thực hiện điều đúng.

Trong phạm vi một doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp liên quan đến nhân viên có thể liệt kê như sau: lấy dụng cụ văn phòng đem về nhà, lấy giờ công làm việc tư, vân vân. Ở tầm mức cao hơn là người quản lý gian lận công ty và khách hàng để thủ lợi cho cá nhân, hay bị mâu thuẫn quyền lợi giữa cá nhân và công ty (conflict of interest), phí phạm tài sản công ty, hay quản lý tắc trách.
III. Tại sao phải xây dựng đạo đức doanh nghiệp?

1. Đó là việc đúng, phải làm: có lẽ không cần phải nói ra nhưng thâm tâm mỗi người đều nhận biết cái gì đúng và cái gì sai, cho dù nhiều người ngụy biện là cái "đúng" và cái "sai" chỉ là tương đối (moral relativism), tùy theo hoàn cảnh và văn hóa. Lập luận này nguy hiểm ở chỗ tạo ra nhiều khoảng "xám," lờ mờ giữa trắng và đen, và người ta không thể phân biệt được. Tuy nhiên, dù có theo thuyết đạo đức tương đối đi nữa, không một ai muốn bị lừa, không một ai muốn bị lợi dụng, và mọi người đều muốn người khác giữ chữ tín và đối xử công bằng với mình. Mỗi doanh nghiệp đều thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức (code of ethics) cho doanh nghiệp, thí dụ như luôn luôn giữ cho sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo, và không vì lợi nhuận mà hy sinh chất lượng, vân vân. Do đó, về phương diện đạo lý, xây dựng đạo đức doanh nghiệp là một việc đúng và phải làm một cách tự nguyện.

Ngoài ra, còn có luật pháp quy định cách thức doanh nghiệp điều hành để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu thụ (sản phẩm hay dịch vụ). Vi phạm luật pháp thì doanh nghiệp sẽ bị chế tài, bị phạt; cho nên, dù muốn dù không, doanh nghiệp cũng phải làm việc đúng và phải làm. Tuy nhiên, đây là một việc làm bị bắt buộc chứ không phải tự nguyện.

Có nhiều nhà quản lý thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không đếm xỉa đến đạo đức miễn hồ không phạm luật thì được rồi, hay nói một cách khác là kiếm lời một cách hợp pháp. Tuy nhiên, làm việc tốt và đúng thường tương phản với lợi nhuận, thí dụ, muốn bảo đảm chất lượng một sản phẩm cần 100% nguyên liệu, nhưng muốn tăng lợi nhuận trong khi vẫn giữ nguyên giá, nhà quản lý có thể nghĩ tới việc giảm nguyên liệu xuốg chỉ còn 95%. Cho nên nhà doanh nghiệp thường muốn bảo đảm rằng họ vừa thành công vừa làm được điều đúng (thành ngữ Mỹ: doing well by doing good).

2. Đó là quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp: lý do thứ hai của việc xây dựng đạo đức doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp đã tạo được uy tín trong khách hàng về lề lối làm ăn đàng hoàng, thì chắc chắn sẽ sẽ xây dựng được một thương hiệu bền vững và khách hàng đông đảo. Đó cũng là lý do mà các đại công ty tồn tại cả hàng trăm năm vì tên tuổi của họ đã là một sự bảo đảm chắc chắn cho sản phẩm/dịch vụ của họ. Chúng ta cần phân biệt thật kỹ lợi ích lâu dài và lợi ích ngắn hạn. "Đi tắt, đón đầu" có thể giúp ta đi mau trong một thời gian ngắn, nhưng không thể đi xa được. Một điểm nữa cần ghi nhớ ở đây là nếu doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng chỉ vì lợi nhuận hay sợ mất lợi nhuận, thì doanh nghiệp đó cũng có thể vì lợi nhuận mà bỏ qua các tiêu chuẩn đạo lý và pháp lý phải tuân theo (Enron là thí dụ điển hình).

IV. Xây dựng đạo đức doanh nghiệp như thế nào?

1. Văn hóa tổ chức: bất cứ một gia đình nào cũng có văn hóa riêng của gia đình đó cùng với các giá trị và cách hành xử mà các thành viên trong gia đình được uốn nắn và giáo dục từ bé: hiếu học, siêng năng, trọng danh dự; có gia đình chỉ chuộng bằng cấp, thích giàu sang, vân vân. Tổ chức doanh nghiệp cũng vậy. Người sáng lập doanh nghiệp phải có một viễn kiến về con đường đi và đích đến của tổ chức và hoạch định phương cách để đạt được mục đích đó với những tiêu chuẩn nhất định; thí dụ như "luôn sản xuất các sản phẩm thượng hảo hạng," v.v. Đó chính là đạo đức doanh nghiệp-tập hợp các tín điều và giá trị (code of ethics) mà doanh nghiệp đó dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn hành động. Tất cả các công ty nằm trong danh sách 500 đại công ty của Mỹ đều có "hệ thống tín điều và giá trị" được in thành sách để hướng dẫn nhân viên khi bắt đầu vào làm việc với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dẫu có lập thành bảng tiêu chuẩn đạo đức, dán khắp nơi trong hãng, dùng loa phát thanh hàng giờ trong sở, thì điều đó cũng chỉ vô ích nếu các tín điều đạo đức của doanh nghiệp không được áp dụng nghiêm chỉnh, nếu không muốn nói là "cưỡng chế" thi hành. Nhất là từ đầu não lãnh đạo. Tục ngữ VN có câu rất hay để chỉ tình trạng này: "Nhà dột từ nóc xuống." Nếu người lãnh đạo lơ là, chểnh mảng, tổ chức sẽ bị "xộc xệch" ngay lập tức; nếu người lãnh đạo gian tham, thì chắc chắn tổ chức sẽ bị sụp đổ (xin mở ngoặc ở đây: Enron có một cuốn cẩm nang về đạo đức doanh nghiệp dày 62 trang, nhưng chỉ vì thành phần lãnh đạo bị hủ hóa mà phải sụp đổ sau 70 năm hoạt động).

2. Vai trò của người lãnh đạo: người lãnh đạo doanh nghiệp, ngoài vai trò lãnh đạo doanh nghiệp đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp-lợi nhuận cho bản thân, nhân viên và doanh nghiệp, còn là người giữ giềng mối và là tấm gương đạo đức cho nhân viên noi theo. Người lãnh đạo, quản lý các cấp, có thể thực hiện các bước đơn giản theo mô hình TEAM sau đây: (1) Truyền đạt tiêu chuẩn đạo đức của công ty đến mọi người-Teach, như in và phổ biến tín điều đạo đức doanh nghiệp (TĐĐĐDN); sau khi đã truyền đạt rồi, thì (2) phải áp dụng nghiêm chỉnh, có biện pháp sửa đổi những vi phạm ngay lập tức-Enforce, như cảnh cáo hoặc sa thải nếu vi phạm nghiêm trọng, và khen thưởng nhân viên gương mẫu (positive re-enforcement); (3) đề cao và tuyên truyền các đức tính-Advocate; và cuối cùng là (4) làm gương-Model. Chúng ta thử nghĩ xem nếu người quản lý của chúng ta đi trễ về sớm, lấy của công ty làm của riêng, thì chúng ta sẽ làm gì? Đại đa số nhân viên sẽ chẳng chóng thì chầy bắt chước ngay những hành vi ấy.

V. Cách thức giải quyết các vấn đề đạo đức (ethical dilemma)

Khi phải quyết định về một vấn đề đạo đức, nên tự trả lời các câu hỏi sau đây. Nếu bạn trả lời "không" cho một trong những câu này, thì bạn nên tìm một cách giải quyết khác (George S. May, 2007):

1. Việc làm này (bạn sắp làm) có hợp pháp không?

2. Vệc làm này có phù hợp với nội quy và điều lệ của công ty không?

3. Việc làm này có đồng bộ với các giá trị của công ty không?

4. Liệu bạn có cảm thấy thoải mái và không có mặc cảm tội lỗi khi làm việc này không?

5. Việc làm này có phù hợp với những gì bạn đã cam kết không?

6. Liệu bạn có làm việc này cho gia đình hay bạn bè của mình không?

7. Nếu người khác làm việc này đối với bạn thì bạn có đồng ý không?

8. Người đạo đức nhất mà bạn biết có làm việc như bạn sắp làm không?

VI. Kết luận

Rất nhiều nhà quản lý giỏi lập luận rằng nhiệm vụ chính của họ là mang lại lợi nhuận cho công ty và đạo đức doanh nghiệp không phải là mối quan tâm của họ. Có thể nói những nhà quản lý này hoạt động với tôn chỉ: "kiếm lời tối đa một cách hợp pháp." Nhưng như ta đã thấy, chỉ làm ăn hợp pháp không thôi cũng chưa đủ để tạo thương hiệu (branding). Muốn tạo thương hiệu phải cần nhiều yếu tố khác liên quan đến cách hành xử theo đạo lý: giữ chữ tín, bảo đảm chất lượng sản phẩm, phục vụ khách hàng tận tâm, hòa nhã, v.v...

Tóm lại, nhà doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt, cần phải xây dựng đạo đức doanh nghiệp vì (1) đó là kim chỉ nam cho những việc đúng, phải làm cả về đạo lý lẫn pháp lý; (2) đó là quyền lợi lâu dài của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo doanh nghiệp có một vai trò thật khó khăn cân bằng giữa công việc mang lại lợi nhuận tối đa mà vẫn phải giữ cho công ty có uy tín và đạo đức, và cần phải hết sức sáng suốt, đặt quyền lợi lâu dài của công ty lên trên các lợi nhuận nhắn hạn.

Trường hợp khảo sát (trả lời trên Diễn Đàn):

1. Bạn là CEO của công ty ABC. Công ty đang gặp khó khăn về tài chính và phải cho nghỉ việc một nhân viên trong số 4 nhân viên sau đây:

*
o Nguyễn văn Tài: độc thân, có khả năng cao, nhiệt tình, có tinh thần sáng tạo, hòa nhã với mọi người, mới làm việc cho công ty được 1 năm.
o Trần thị Lan: ly dị và phải nuôi 1 con nhỏ, có khả năng, vui vẻ, hòa nhã, làm việc tốt trong công ty được 5 năm.
o Lê văn Lực: có khả năng, tận tâm với công việc, đã làm cho công ty được 18 năm.
o Phạm Công Tử: có khả năng, làm việc cho công ty được 3 năm, là con trai của ông chủ.

Trong việc này, quyết định của bạn liên quan đến một vấn đề đạo đức. Vấn đề (dilemma) đó là gì? Bạn sẽ giải quyết như thế nào? (Phỏng theo Character Counts!)

2. Bạn là CEO của công ty ABC. Hội đồng Quản trị (board of directors) vừa mới quyết định là sẽ giảm phân lời của cổ tức chia cho các cổ đông. Đây là một quyết định được giữ kín chỉ trong HĐQT, vì nếu tin này lộ ra trước khi quyết định được thi hành thì giá cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm mạnh và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho công ty.

Trong một buổi tiệc, tình cờ bạn gặp một cựu nhân viên, từng làm cho công ty của bạn, và đã về hưu nhiều năm rồi. Tất cả tiền tiết kiệm và tiền hưu bổng đều được người cựu nhân viên này đầu tư vào cổ phiếu của công ty. Người này hỏi bạn rằng ông ta có nên bán một số lớn cổ phiếu để có thêm tiền trang trải hóa đơn nhà thương không? Nếu bạn trả lời "có" thì ông ấy sẽ biết ngay rằng công ty đang gặp khó khăn tài chính; còn nếu bạn trả lời "không nên" thì người cựu nhân viên này có thể sẽ mất nhiều tiền vì cổ phiếu sẽ bị xuống giá.

Trong việc này, quyết định của bạn liên quan đến một vấn đề đạo đức. Vấn đề (dilema) đó là gì? Bạn sẽ giải quyết như thế nào? (Phỏng theo tài liệu của Kathleen Higgens và Robert Solomon)

© Học Viện Công Dân 2007

Tài liệu tham khảo:

- What is Business Ethics? http://www.wisegeek.com/what-is-business-ethics.htm Retrieved September 19, 2007

- What is Business Ethics, Institute of Business Ethics: http://www.ibe.org.uk/faq.htm#whatbe Retrieved November 19, 2007

- Why is Business Ethics so important? International Pulic Management for Human Resources: http://www.ipma-hr.org/content.cfm?pageid=320 Retrieved November 19, 2007

- Hooker, J. Why Business Ethics? Carnegir Mellon University; ấn bản điện tử.

- Kathleen Higgens and Robert Solomon, University of Texas, ấn bản điện tử http://www.uvsc.edu/ethics/curriculum/business/case17.html

- George S. May, Doing what's right. Check be fore you act! http://www.georgesmay.com//

[1] Điều 2, Khoản 1, Đoạn 7, Hồ sơ Đại hội Lập hiến Hoa Kỳ, bản điện tử: http://press-pubs.uchicago.edu/founders/documents/a2_1_7s2.html
handoi0702
handoi0702
(¯`°•†Hận†•°´¯)
(¯`°•†Hận†•°´¯)

Nam
Tổng số bài gửi : 240
Age : 34
Đến từ: : hell
Sở thích: : chiem ngưỡng cái đẹp
Nickname: : vinhkhanh0702
Tên thật : Vĩnh Khánh
ĐT : 0543541416
01689906574
Danh tiếng: : 30136

http://nguyenthevinhkhanh.gso-ecom.com/buss/home/Home.aspx

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết