(¯`°•†126 Online †•°´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chương 5: Quản Trị (tiếp theo)

Go down

Chương 5: Quản Trị (tiếp theo) Empty Chương 5: Quản Trị (tiếp theo)

Bài gửi by handoi0702 Thu Sep 17, 2009 5:33 pm

4.5. Vai trò của lịch sử trong quản trị

Hiểu biết lịch sử có thể giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Đồng sáng lập viên của hãng Hewlett-Packard là ông Dave Packard đã nhấn mạnh vai trò của lịch sử trong doanh nghiệp qua cuốn sách mang tựa đề Phương Thức của HP, một cuốn sách được phát cho toàn thể nhân viên của HP. Trong cuốn sách này Dave Packard giải thích các giá trị căn bản trong văn hóa của tổ chức (organizational culture) của HP, điểm qua lịch sử phát triển của hãng cùng sự tiến hóa của các loại sản phẩm và đưa ra hướng tiến tương lai của công ty. Mỗi nhân viên đều nhận được hãng tặng một cuốn vì HP muốn qua cuốn sách này giúp cho nhân viên hiểu rõ thêm về lịch sử của hãng ngõ hầu có thể sử dụng được các bài học trong quá khứ và góp phần giúp cho HP giữ được thế mạnh khi đối phó với sự cạnh tranh của các hãng khác.

Văn hóa của tổ chức là gì? Bất kỳ nhóm người nào cũng có “văn hóa” của nhóm đó. Nhóm nhỏ nhất và gần gũi nhất là gia đình, và ta có thể thấy ngay mỗi gia đình có văn hóa của riêng mình: thói ăn nết ở riêng của mình; có gia đình rất ngăn nắp, sạch sẽ, cũng có những gia đình rất luộm thuộm, bẩn thỉu. Có những gia đình trọng đức, cũng có những gia đình trọng lợi, v.v... Nói tóm lại, văn hóa là tập hợp hội, nói theo ngôn ngữ toán học, (union set) của tập quán, cách cư xử giữa những người cùng nhóm và đối với người ngoài, các giá trị chuẩn mực (core values) và niềm tin. Như vậy, bất cứ tổ chức nào cũng có văn hóa riêng của tổ chức đó. Thí dụ văn hóa tổ chức của HP được thể hiện qua The HP Way các tư duy, giá trị, tiêu chuẩn, phương thức hoạt động mà toàn thể nhân viên của HP đều chấp hành.

Có được tầm nhìn lịch sử rất quan trọng đối với nhà quản trị vì lịch sử giúp cho ta suy nghĩ và tìm xem đã có những mô hình, biến cố nào đã từng xảy ra nhiều lần qua nhiều thời kỳ khác nhau. Học hỏi quá khứ sẽ giúp ta hiểu rõ hơn hiện tại và tương lai. Đó cũng là cách giúp ta học từ những sai lầm của người khác để mà tránh, từ những thành công của người khác để có thể áp dụng cho tình huống của riêng mình. Trên tiến trình học tập, ta nỗ lực để hiểu được tại sao sự việc lại xảy ra như vậy ngõ hầu cải tiến cho tương lai.

4.6. Các động lực định hình quản trị

Học tập lịch sử là một cách giúp ta đạt được tư duy chiến lược, thấy được vấn đề rõ ràng hơn và cải tiến khả năng nhận thức. Ta sẽ xét đến các động lực xã hội, chính trị và kinh tế xem những lực này đã ảnh hưởng đến phương cách quản trị như thế nào.

4.6.1. Động lực Xã hội: tức là các mặt của văn hóa tác động và ảnh hưởng đến quan hệ của con người, gồm có các giá trị, nhu cầu và các hành xử tiêu chuẩn. Một lực xã hội, một cách cụ thể là sự đồng thuận của một số khá lớn các thành viên của xã hội nhằm đem lại một hành vi xã hội hay một sự thay đổi xã hội nào đó (Fairchild, 1970).

4.6.2. Động lực chính trị: tức là ảnh hưởng của các định chế, cơ cấu pháp lý hoặc chính trị đối với con người hoặc tổ chức. Ngày nay người ta càng lúc càng đòi hỏi được dự phần chia sẻ trách nhiệm, tham gia và được thụ quyền (empowerment) trong mọi lãnh vực của đời sống. Người quản trị phải học để chia sẻ thay vì lạm dụng quyền lực.

4.6.3. Động lực kinh tế: ảnh hưởng đến khả năng cung ứng, sản phẩm và phân phối tài nguyên của xã hội giữa những người sử dụng đang cạnh tranh với nhau. Tài nguyên bao gồm nhân lực, vật lực (gồm có nguyên liệu hay sản phẩm đã được chế tạo), sản phẩm vật chất hay sản phẩm tinh thần mà không phải lúc nào cũng dư dả và cần được phân phối.

4.6.4. Toàn cầu hóa: lãnh vực thương mại ngày nay bao trùm cả quả địa cầu. Hiện tượng toàn cầu hóa tạo nên nhu cầu sáng tạo và các mức độ phục vụ khác hàng mới. Toàn cầu hóa cũng tạo nên nhu cầu cải tiến phương pháp quản trị nhấn mạnh đến việc giao cho nhân viên tham gia vào tiến trình quản trị và có nhiều quyền hạn hơn.

4.7.Quản Trị Chất Lượng Toàn Bộ (Total Quality Management-TQM)

Quan niệm Quản trị Chất lượng Toàn bộ nhắm tới cung cấp dịch vụ hay sản phẩm có chất lượng cao tới khách hàng; quan niệm này đang được các nhà quản trị ứng dụng trên thị trường đang được toàn cầu hóa. Một cách cụ thể TQM gồm có 4 tính chất đặc biệt sau đây:

1. Sự tham gia của nhân viên:
TQM đòi hỏi có sự tham gia của nhân viên trong tiến trình kiểm soát chất lượng. Công, nhân viên phải được huấn luyện, được thụ quyền để tham gia vào tiến trình kiểm soát chất lượng.

2. Đặt trọng tâm vào khách hàng:
TQM luôn luôn nghiên cứu xem khách hàng muốn gì.

3. Định chuẩn (Bench marking):
Là một tiến trình được dùng để so sánh với các công ty khác xem họ làm hay hơn mình ở chỗ nào để cải tiến, cũng như khuyến khích nhân viên suy nghĩ thoát khỏi các lối suy nghĩ đã bị dóng khung (think out of the box) để tìm ra phương thức mới, ý tưởng mới. Benchmarking được hãng Rank Xerox phát kiến và các công ty khác noi theo.

4. Cải tiến liên tục (continuous improvement-CI):
TQM tùy thuộc hoàn toàn vào sự cải tiến liên tục để đưa ra những kết quả có tính chất dài hạn. Triết lý căn bản của CI là cải tiến mỗi lần một chút, nhưng liên tục hết ngày này qua ngày khác. Với tính cách liên tục này, xác suất thành công hẳn nhiên phải cao.

Trường hợp khảo sát # 1: COCA-COLA

Đối với Coca-Cola, toàn cầu hóa là một thực tế. Tổng hành doanh đặt tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Coca-Cola làm chu/ và điều hành thương mại đủ mọi cỡ trên 195 nước. Dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc Roberto Goizueta, Coca-Cola đã phát triển và gia tăng đến 95% tại các nước ngoài Hoa Kỳ. Sự đầu tư của Coke trên thế giới cũng tạo ra rất nhiều hiệu ứng phụ. Thí dụ, trong 3 năm dân Romania đã từ không uống một lon Coke nào tăng lên đến trung bình 50 lon mỗi người, mức độ gia tăng nhanh nhất trong lịch sử của Coke tại một nước. Vì Coke bán sản phẩm của mình qua các cửa hàng nhỏ bán lẻ, thành ra Coke cũng đóng góp vào việc tạo nên các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Coke thực sự là một tổ chức toàn cầu vì 2/3 nhân viên của Coke làm việc ở ngoài nước Mỹ. Đa số các thành công của Coke là nhờ vào các chiến lược kinh doanh và chiến dịch tiếp thị. Ngày nay, Coke là công ty thống trị trên toàn thế giới về sản xuất và bán các loại nước ngọt.

Nguồn: “Company Close Up: Coca-Cola,” do Luis Gomez-Mejia et al, Managing Human Resources (Englewood Cliffs, Prentice-Hall, 1995), 616.

Câu hỏi thảo luận:

Qua Diễn Đàn cho biết bạn nghĩ gì về sự toàn cầu hóa của Coke? Tại sao Coke lại phát triển quá nhanh tới 95% ngoài nước Mỹ và Pepsi không còn là một đối thủ của Coke nữa?
handoi0702
handoi0702
(¯`°•†Hận†•°´¯)
(¯`°•†Hận†•°´¯)

Nam
Tổng số bài gửi : 240
Age : 34
Đến từ: : hell
Sở thích: : chiem ngưỡng cái đẹp
Nickname: : vinhkhanh0702
Tên thật : Vĩnh Khánh
ĐT : 0543541416
01689906574
Danh tiếng: : 30131

http://nguyenthevinhkhanh.gso-ecom.com/buss/home/Home.aspx

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết