(¯`°•†126 Online †•°´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins

Go down

“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins Empty “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins

Bài gửi by handoi0702 Wed Sep 16, 2009 9:09 pm

“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”
“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins Azfv5lu0
Trong vòng hai năm trở lại đây, "Confessions of an Economic Hit Man" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế) - Nhà xuất bản Penguin, New York - của tác giả John Perkins đã trở thành một “hiện tượng” ở Mỹ và đang lan sang nhiều nước khác.




Dù tác giả là một người hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (cho mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu trong danh sách các quyển bán chạy nhất (tháng 3/2006). Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính.



Đây là hồi ký của một nhân vật tên John Perkins, tự xưng đã từng làm “sát thủ kinh tế”. “Sát thủ kinh tế”, theo lời Perkins, là người được giới đại doanh thương Mỹ gửi sang các quốc gia đang phát triển để thực hiện những mưu đồ kinh tế đen tối nhằm phục vụ quyền lợi của giới này, và gián tiếp là của nước Mỹ. Cuốn sách là “ lời tự thú” của Perkins về những “tội lỗi” ông đã làm trong thập niên 1970.



Tác giả kể: sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta được một công ty tư vấn ở Boston (Mỹ) tuyển mộ làm chuyên viên kinh tế với hai nhiệm vụ. Đầu tiên, ông sẽ được gửi sang một quốc gia đang phát triển để biện minh (thường là dối trá) những dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, mạng điện...) cách nào để các quốc gia này vay được tiền của các tổ chức và ngân hàng quốc tế và, cùng lúc, giúp các đại công ty Mỹ (như Bechtel, Halliburton) “trúng thầu”.



Sau đó, “sát thủ kinh tế” Perkins phải làm thế nào để các quốc gia ấy... phá sản, không trả được nợ. Khi đã sa vào hoàn cảnh ấy, các nước này phải nghe lời chủ nợ, trở thành một “đàn em” dễ bảo của Mỹ, cho Mỹ khai thác dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác, lập căn cứ quân sự, hoặc ít nhất thì cũng bỏ phiếu theo Mỹ ở Liên hiệp quốc.



Sự nghiệp của Perkins bắt đầu ở Indonesia năm 1971 với nhiệm vụ lập một dự án mạng điện cho đảo Java. Ông ta nhận lệnh đưa ra những dự báo kinh tế cực kỳ lạc quan để USAID (Cơ quan Viện trợ kinh tế của Mỹ) và các ngân hàng quốc tế có thể cho Chính phủ Indonesia vay tiền. Tất nhiên, dự án ấy sẽ thất bại (hoặc không nhiều lợi ích như dự báo), Indonesia không thể trả nợ, và sa vào cái “còng” của Mỹ.



Chu toàn tốt đẹp sứ mạng ở Indonesia, năm 1972 Perkins được gửi sang Panama. Làm “cố vấn” cho “kế hoạch phát triển toàn bộ” của nước này, Perkins được sếp ra lệnh đề nghị một loạt dự án không thực tế, ngụy tạo các con số, tưởng tượng một tương lai sáng ngời cho Panama để Ngân hàng Thế giới đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng ở nước này. Perkins cũng không quên gài vào những hợp đồng cho vay một số điều kiện mà chỉ các công ty Mỹ mới thỏa mãn được.



Thâm độc hơn, vì Chính phủ Panama lúc ấy có thái độ “kình” Mỹ, cụ thể là muốn Mỹ trả lại kênh Panama, Perkins được chỉ thị phải làm sao để các nhà lãnh đạo nước này “nhu mì” hơn đối với Mỹ.



Song, có lẽ “thành tích” rực rỡ nhất của Perkins là ở Ảrập Saudi, nơi Perkins “hạ cánh” năm 1974. Như mấy lần trước, ở đây Perkins cũng được lệnh thổi phồng dự báo tăng trưởng để biện minh cho các món vay và các hợp đồng với các công ty Mỹ.



Quan trọng hơn, Perkins thú nhận rằng, để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng dầu hỏa như vào những năm 1970, ông ta được lệnh thuyết phục Chính phủ Ảrập Saudi (1) không để dầu hỏa chảy vào Mỹ bị gián đoạn, ở một giá “phải chăng”; (2) dùng tiền bán dầu hỏa để mua ngân khố phiếu của Mỹ; (3) rồi lại dùng tiền lãi để thuê các tập đoàn kinh doanh của Mỹ “hiện đại hóa” Ảrập Saudi theo kiểu phương Tây.



Perkins khoe rằng ông đã biến Ảrập Saudi thành “con bò sữa có thể vắt đến ngày về hưu” cho ông và các sếp của ông, và tự đắc là “Bộ Ngân khố Mỹ thuê chúng tôi, trả lương chúng tôi với tiền của Ảrập Saudi, để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó, thậm chí nhiều thành phố của họ là hoàn toàn do chúng tôi xây dựng”.



Sau vài chuyến công tác nữa ở Iran và Colombia, Perkins giải nghệ “sát thủ” năm 1980. Bị “lương tâm cắn rứt” từ đó đến nay, ông ta viết cuốn này (dù bị cản trở nhiều lần, ông ta nói).



Lời bình



Phải nhìn nhận rằng "Thú tội của một sát thủ kinh tế" quả hấp dẫn như truyện gián điệp: những cái chết bí ẩn, những buổi trưa làm tình vụng trộm, những thành phố nhiệt đới có vẻ kỳ bí đối với người phương Tây, những cuộc trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Tuy nhiên, đọc kỹ, có nhiều điều không ổn về tác phẩm lẫn tác giả này.



Trước hết, ai biết chút ít về thời cuộc, về chính trị thế giới, và không quá ngây thơ, hẳn sẽ không lấy làm lạ về những xì căng đan mà Perkins kể lại. Có ai lạ gì chuyện các nhà lãnh đạo những nước nhỏ, đang phát triển (và đôi khi của vài quốc gia đã phát triển) bị nước ngoài mua chuộc (bằng tiền hoặc bằng sex), bắt chẹt, hăm dọa...



Thậm chí, áp lực này diễn ra một cách chính thức, công khai, ngay trong những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo, bị báo chí phanh phui, lắm khi còn để lại dấu vết trong các hiệp ước thương mại. Đó là những chuyện “thường ngày ở huyện”. Có đại diện (thương mại, ngoại giao, quân sự...) nào của Mỹ (và hầu hết mọi nước khác) từ thấp đến cao, lại không sử dụng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho mình?



Đằng khác, chả lẽ lãnh tụ các nước chậm tiến không bao giờ phạm lỗi lầm, quyết định sai về dự án này, kế hoạch nọ và không tham ô? Cần gì những người như Perkins chỉ bảo, thúc giục? Và đúng là các tư vấn ngoại quốc hay thổi phồng triển vọng các dự án, song chắc gì chỉ các công ty ngoại quốc thủ lợi?



Cái mới lạ ở cuốn này là Perkins kể những thủ đoạn của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế (thường là nghiêm trang đạo mạo) dưới dạng hồi ký hấp dẫn như một truyện gián điệp đầy tình tiết ly kỳ (có “sát thủ”, có rượu, có đàn bà, có án mạng, có hẹn hò giữa đêm khuya ở nhà ga, quán xá...), úp mở nghi vấn (nhưng không bằng cớ, thậm chí không đưa tên nhân chứng) về những “bí ẩn” trong cái chết của Tổng thống Kennedy, tướng Torrijos của Panama, ngay cả của mục sư Martin Luther King...



Có thể Perkins nói thật, có thể ông nói phét. Làm sao biết được?



Hơn nữa, những chi tiết ông đưa ra lại làm cho người đọc thắc mắc thêm: cớ gì mà một công ty tư vấn to lớn, có uy tín lâu đời ở Boston lại chọn Perkins (lúc đó chưa đến 30 tuổi, mới xong cử nhân kinh doanh) để giao những sứ mạng quan trọng như vậy? Vài phân tích kinh tế của Perkins càng làm người đọc hoài nghi kiến thức của ông ta.



Chẳng hạn, không ai hiểu biết về kinh tế lại so sánh doanh thu của xí nghiệp và GDP của quốc gia (hai phạm trù hoàn toàn khác nhau), để kết luận rằng công ty này “mạnh” hơn quốc gia nọ. Nhiều chi tiết trong sách là hoàn toàn sai. Chẳng hạn tác giả bảo rằng National Security Agency (cơ quan tuy rất lớn, song chỉ chuyên về mật mã) là một cơ quan kinh tế của Chính phủ Mỹ... Cũng nên để ý là hầu hết kinh nghiệm của Perkins là khoảng 30 năm về trước.



Tóm lại, "Thú tội của một sát thủ kinh tế" là một cuốn sách hấp dẫn, và nếu người đọc chưa bao giờ nghe về những thủ đoạn lươn lẹo, dối trá, quỷ quyệt, hắc ám của các đại công ty ở các quốc gia chậm tiến, thì cũng nên đọc để biết vài nét chính.



Song, đối với những chi tiết về hành tung của tác giả, cũng như những gì mà ông không đưa bằng chứng, thì hãy cứ... hoài nghi.
handoi0702
handoi0702
(¯`°•†Hận†•°´¯)
(¯`°•†Hận†•°´¯)

Nam
Tổng số bài gửi : 240
Age : 34
Đến từ: : hell
Sở thích: : chiem ngưỡng cái đẹp
Nickname: : vinhkhanh0702
Tên thật : Vĩnh Khánh
ĐT : 0543541416
01689906574
Danh tiếng: : 29991

http://nguyenthevinhkhanh.gso-ecom.com/buss/home/Home.aspx

Về Đầu Trang Go down

“Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins Empty Re: “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - John Perkins

Bài gửi by handoi0702 Wed Sep 16, 2009 9:11 pm

Kỳ 1: Sát thủ ra đời

Sát thủ kinh tế là những tay chuyên nghiệp được trả lương cao để lừa bịp và móc túi hàng tỉ USD từ các quốc gia trên thế giới. Nhiệm vụ của họ là khơi nguồn tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ và các tổ chức viện trợ nước ngoài chảy về kho bạc những tập đoàn khổng lồ và két sắt một số gia đình giàu có.
Vũ khí của họ là các bản báo cáo tài chính giả mạo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền đút lót, những vụ tống tiền, tình dục và án mạng.
Tại sao tôi lại biết rõ đến thế? Đơn giản thôi, vì tôi chính là một sát thủ kinh tế.

Không còn đường lui
Có thể gọi Chas. T. Main, Inc (MAIN) là một công ty cổ phần. Khoảng 5% trong số 2.000 nhân viên của MAIN làm chủ công ty. Vị trí của họ khiến người khác phải thèm rỏ dãi. Họ không chỉ có quyền điều khiển người khác mà còn kiếm được bộn tiền.
Sự thận trọng là đặc điểm của giới lãnh đạo MAIN, họ luôn yêu cầu nhân viên tôn trọng triệt để luật im lặng. Liên hệ với báo giới là điều cấm kỵ và không thể tha thứ. Do đó, hầu như không có ai bên ngoài MAIN có một khái niệm nhỏ nào về sự tồn tại của chúng tôi.
MAIN là một tập đoàn do cánh đàn ông làm chủ. Vào năm 1971, chỉ có vỏn vẹn bốn phụ nữ giữ các vị trí chuyên môn trong công ty. MAIN còn có tới 200 nữ nhân viên khác, nhưng hầu hết chỉ đảm nhận cương vị thư ký riêng - mọi phó chủ tịch và giám đốc công ty đều có thư ký riêng - hay người viết tốc ký cho chúng tôi. Tôi dần dần quen với sự thiên vị giới tính này. Do vậy, những gì diễn ra hôm đó khiến tôi vô cùng sửng sốt.
Một phụ nữ tóc nâu quyến rũ tiến đến bàn làm việc của tôi và ngồi đối diện tôi. Trong bộ đồ công sở xanh đen, trông cô đầy vẻ tự tin. Tấm danh thiếp mang tên Claudine Martin - cố vấn đặc biệt của MAIN.
Tôi nhìn thẳng vào cặp mắt xanh của cô. "Tôi được yêu cầu giúp đào tạo anh", cô nói. Tôi không thể nào tin một chuyện như thế xảy ra với mình. Bắt đầu từ hôm sau, chúng tôi thường gặp nhau trong căn hộ của Claudine tại phố Beacon.
Trong giờ đầu tiên, cô giải thích tôi đang làm một việc đặc biệt và chúng tôi cần giữ bí mật mọi thứ. Cô cho tôi biết trước đó không ai hướng dẫn tôi phải làm gì vì không ai có quyền đó, ngoài cô. Thế rồi cô cho tôi biết nhiệm vụ của cô là nhào nặn tôi thành một sát thủ kinh tế.
Bài học đầu tiên
Tôi thú nhận rằng mình chẳng hiểu sát thủ kinh tế là gì. Claudine cười: "Không phải chỉ mình anh đâu. Chúng ta là hàng hiếm, hoạt động trong một lĩnh vực bẩn thỉu. Không ai được phép biết về công việc của anh, kể cả vợ anh". Sau đó cô trở nên nghiêm túc: "Tôi sẽ thành thật với anh và sẽ dạy anh tất cả những gì tôi biết trong những tuần tới. Sau đó anh sẽ phải lựa chọn. Quyết định sau cùng là của anh. Nếu anh tham gia, anh sẽ dính chặt vào nó cả đời".
Lúc đó, tôi không biết rằng Claudine đã lợi dụng những điểm yếu trong tính cách của tôi được hồ sơ của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) ghi lại. Tôi không biết ai đã cho cô ta biết những thông tin đó, chỉ biết rằng cô đã sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Phương thức tiếp cận của Claudine, sự kết hợp giữa vẻ quyến rũ ngoại hình và sự thuyết phục trong ngôn từ được chuẩn bị để dành riêng cho tôi. Cô ta biết rõ ngay từ đầu rằng tôi sẽ không dám đánh liều với cuộc hôn nhân của chính mình bằng cách tiết lộ các bí mật. Và cô ta thẳng thắn một cách đáng sợ khi miêu tả những hoạt động đen tối tôi sẽ phải thực hiện.
Claudine cho biết công việc của tôi có hai mục tiêu cơ bản. Thứ nhất, làm sao để biến những khoản vay của các tổ chức quốc tế cho những nước nghèo thành tiền chuyển về MAIN và các công ty Mỹ thông qua các dự án xây dựng công cộng qui mô lớn. Thứ hai, tôi phải khiến những nước nhận viện trợ phá sản (tất nhiên là sau khi các nước này đã trả đủ cho MAIN và các nhà thầu Mỹ khác) để các nước đó mãi mãi mắc nợ, do đó sẽ dễ dàng đáp ứng đòi hỏi của chúng tôi, ví dụ như căn cứ quân sự, phiếu bầu tại Liên Hiệp Quốc, hoặc cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí...
Claudine nói công việc của tôi là phán đoán ảnh hưởng của những khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD vào một quốc gia. Đặc biệt là tôi phải vẽ ra những nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh tế cho 20 - 25 năm sau và đánh giá tác động của các dự án.
Ví dụ, nếu quyết định cho một quốc gia vay 1 tỉ USD để chính quyền nước này không ngả về phe Liên Xô, tôi sẽ phải so sánh hiệu quả giữa việc đầu tư vào các nhà máy điện với việc đầu tư vào hệ thống đường sắt hay viễn thông quốc gia. Hoặc nếu một quốc gia có cơ hội được nhận một hệ thống tiêu thụ điện hiện đại, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm giải thích hệ thống đó sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế như thế nào nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được chuyển đến quốc gia đó.
handoi0702
handoi0702
(¯`°•†Hận†•°´¯)
(¯`°•†Hận†•°´¯)

Nam
Tổng số bài gửi : 240
Age : 34
Đến từ: : hell
Sở thích: : chiem ngưỡng cái đẹp
Nickname: : vinhkhanh0702
Tên thật : Vĩnh Khánh
ĐT : 0543541416
01689906574
Danh tiếng: : 29991

http://nguyenthevinhkhanh.gso-ecom.com/buss/home/Home.aspx

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết